Thuốc Agimepzol

Có thể bạn quan tâm


Thuốc Agimepzol là thuốc đường tiêu hóa, điều trị các bệnh lý viêm loét dạ dày phổ biến ở cả người trẻ tuổi hiện nay. Cùng tham khảo thông tin chi tiết của loại thuốc này tại đây.

Thuốc Agimepzol

Thông tin chung của thuốc

– Nhóm thuốc: Thuốc tiêu hóa
– Tên thuốc: Agimepzol
– Thành phần thuốc: hoạt chất Omeprazol 20 mg  và tá dược vừa đủ
– Dạng bào chế: viên nang cứng
– Quy cách:hộp 10 vỉ x 10 viên
– Nguồn gốc xuất sứ: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm – Việt Nam

Công dụng

– Hoạt chất Omeprazole có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme có thể gây hại cho thành dạ dày gây ra các bệnh lý như trào ngược dạ dày- thực quản, viêm loét dạ dày và hội chứng Zollinger Ellison

Chỉ định của thuốc

– Điều trị và phòng ngừa loét dạ dày- tá tràng.
– Kết hợp với kháng sinh thích hợp, loại trừ vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) trong bệnh loét dạ dày.
– Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD)
– Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.

Chống chỉ định của thuốc

– Không dùng thuốc agimepzol cho người quá mẫn với  omeprazol, các hoạt chất tương đương esomeprazol, hoặc các dẫn xuất benzimidazol khác (như lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol) hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Omeprazol không được dùng đồng thời với nelfinavir.

Các trường hợp nên thận trọng

– Omeprazol cũng như tất cả các thuốc chống acid có thể làm giảm sự hấp thu vitamin B12 (cyanocobalamin) do giảm hoặc thiếu acid dịch vị gây ra. Điều này cần được cân nhắc ở những bệnh nhân có giảm dự trữ vitamin B12 trong cơ thể hoặc có các yếu tố nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị dài hạn.

– Đối với bệnh nhân dự kiến sẽ được điều trị kéo dài hoặc dùng các thuốc ức chế bơm proton với digoxin hoặc các thuốc có thể gây giảm magnesi máu (ví dụ thuốc lợi tiểu), bác sĩ nên xem xét việc đo nồng độ magnesi trước khi bắt đầu điều trị bằng PPI và định kỳ theo dõi trong quá trình điều trị

– Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hoá chẳng hạn như do Salmonella và Campylobacter.Vì thế nếu phải sử dụng kéo dài cần theo dõi thường xuyên.

– Thận trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Liều lượng và cách dùng thuốc

Người lớn:

– Giảm triệu chứng khó tiêu do acid: 10 hoặc 20 mg/ngày trong 2-4 tuần.
– Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 
– Liều thông thường: 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, thêm 4-8 tuần nếu chưa khỏi bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp viêm thực quản dai dẳng, có thể dùng liều 40 mg/ngày.
Liều duy trì sau khi khỏi viêm thực quản là 20 mg x 1 lần/ngày và đối với chứng trào ngược acid là 10 mg/ngày.
Điều trị loét đường tiêu hóa.
– Liều đơn: 20 mg/ngày, hoặc 40 mg/ngày trong trường hợp bệnh nặng. Tiếp tục điều trị trong 4 tuần đối với loét tá tràng và 8 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì: 10-20 mg x 1 lần/ngày.
– Để diệt Helicobacter pylori trong loét đường tiêu hóa: Omeprazol có thể được phối hợp với các thuốc kháng sinh khác trong liệu pháp đôi hay ba thuốc.
– Liệu pháp đôi: Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 2 tuần.
– Liệu pháp ba: Omeprazol 20 mg x 2 lần/ngày trong 1 tuần.
Điều trị loét dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid.
– 20 mg/ngày; liều 20 mg/ngày cũng được dùng để phòng ngừa ở những bệnh nhân có tiền sử bị thương tổn dạ dày tá tràng cần phải tiếp tục điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
– 60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh khi cần thiết.
– Phần lớn bệnh nhân được kiểm soát hiệu quả ở liều từ 20-120 mg/ngày, nhưng có thể dùng liều lên đến 120 mg x 3 lần/ngày.
– Liều dùng mỗi ngày trên 80 mg nên chia làm 2 lần.
Trẻ em: cần có sự chỉ định của bác sĩ

Tác dụng không mong muốn

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc agimepzol người bệnh cần chú ý dưới đây:
– Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
– Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp:
– Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi.
– Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.
– Tăng transaminase (có hồi phục).

Ghi chú: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo từ nhà sản xuất. Bệnh nhân không được tự ý áp dụng những thông tin này.  Việc sử dụng thuốc cần có ý kiến của bác sỹ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy có biểu hiện bất thường nên ngưng thuốc, liên hệ ngay với bác sỹ hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.


  • Thuốc Gentamicin

    Thuốc Gentamicin

    Thuốc Gentamicin

    Mua ngay

  • Thuốc Ciprofloxacin

    Thuốc Ciprofloxacin

    Thuốc Ciprofloxacin

    Mua ngay

  • Thuốc Thylmedi

    Thuốc Thylmedi

    Thuốc Thylmedi

    Mua ngay

  • Thuốc Vicoxib

    Thuốc Vicoxib

    Thuốc Vicoxib

    Mua ngay

  • Thuốc Beprosalic

    Thuốc Beprosalic

    Thuốc Beprosalic

    Mua ngay

  • Thuốc Venosan

    Thuốc Venosan

    Thuốc Venosan

    Mua ngay

  • Thuốc Theralene

    Thuốc Theralene

    Mua ngay

  • Thuốc Dorithricin

    Thuốc Dorithricin

    Mua ngay

               QuayThuocTay.Net – Mua Thuốc Online Chính Hãng

Hàng Ngàn Đầu Thuốc Được Giới Thiệu Tại Đây

   QuayThuocTay.Net - Thuốc Thật - Giá Trị Thật
Gửi Đơn Thuốc
0986705111