Hôm nay, mình kể về “hành trình” từ một bé đạt chuẩn phát triển lúc 6 tháng tuổi nặng 7.5kg
…trở thành nhẹ cân ở mốc suy dinh dưỡng nhẹ (-2SD) lúc 10 tháng tuổi với cân nặng…vẫn 7.5kg….
Suốt 4 tháng trời…bé không tăng cân, biếng ăn, gắt gỏng, chậm phát triển… Bé đi khám dinh dưỡng và sau khi xét nghiệm máu, bé được chuyển khám mình vì có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
Mình làm thêm các xét nghiệm tìm nguyên nhân và bước ban đầu là thiếu máu thiếu sắt (mốc 6 tháng có xét nghiệm không thiếu máu).
Hỏi ra mới biết rằng do bé rất lười ăn dặm, không hợp tác bú sữa ngoài và chỉ ti mẹ.
VẤN ĐỀ LÀ HÀM LƯỢNG SẮT TRONG SỮA MẸ RẤT THẤP!!!
Nhìn vào bảng thành phần của sữa mẹ [4] và có 2 điều mình cần nói qua hình ảnh này:
(1) là sữa mẹ có kháng thể (IgA, IgG…) giúp bảo vệ cho trẻ, đặc biệt trong 6 tháng đầu đời. Và cũng là nguyên nhân giúp sữa mẹ khác với các sữa công thức hiện nay trên thị trường. Mặc dù vậy, mình không thần thánh hóa sữa mẹ. Ai có sữa mẹ cứ cho con bú, nhưng nếu vì vấn đề sức khỏe không có cho con bú thì dùng sữa ngoài cũng chẳng sao. Yêu thương con hay không không đánh giá bằng việc có sữa hay không.
(2) là sữa mà hầu như KHÔNG chứa sắt. Vâng. Không chứa sắt.
Bản thân người phụ nữ vốn dĩ rất cần sắt vì sinh lý của phụ nữ vốn mất sắt hàng tháng theo chu kỳ nên mình từng có nhiều bài viết về vấn đề bổ sung sắt ở phụ nữ có thai. Việc người phụ nữ mang thai có thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sanh, chuyển dạ kéo dài và trẻ ngạt trong chuyển dạ….[1] [2] [5] [6]
Sai lầm dinh dưỡng của mẹ bé đó chính là giai đoạn bé ăn dặm nhưng bé không hợp tác, cũng không chịu uống sữa công thức, chỉ thích ôm ti mẹ. Mẹ cũng không nỡ ép bé ăn hay uống sữa công thức, cứ cho con ôm ti mẹ tối đa. Mẹ bé kể là bé rất bám mẹ và rất gắt, hầu như lúc nào cũng đòi ôm ti mẹ. Nghĩa là sữa mẹ là nguồn thức ăn CHÍNH của con…
Và một đứa bé ăn dặm kém, chỉ bú mẹ thì sẽ thiếu cả năng lượng và sắt. Giai đoạn đầu, cơ thể con sẽ huy động lượng sắt dự trữ ở gan để bù lại. Nhưng dần dần, lượng sắt dự trữ này sẽ hết và bé sẽ thiếu máu thiếu sắt. Còn cân nặng thì đương nhiên sẽ chậm lên!
Sau 6 tháng tuổi, giai đoạn ăn dặm nên tập trung vào thực đơn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng (gồm 3 nhóm chính Đường – Đạm – Béo và vi chất, trong đó sắt là vi chất quan trọng).
Hiện nay, các sữa công thức đều bổ sung vi chất rất nhiều và cân đối 3 nhóm chất nên những bé uống sữa công thức sau 6 tháng tuổi hầu như rất ít nguy cơ thiếu sắt và thiếu năng lượng (đạm và béo nhiều)
Có những mẹ rất hay cho con ti vặt (kiểu ngậm 5-15 phút, không rõ bú nhiều hay ít) nhưng sau đó bé sẽ thấy no và không hợp tác với ăn dặm hoặc sữa ngoài.
Hệ quả là trong thời gian dài bé sẽ :
(1) rất dễ thiếu sắt do nguồn thực phẩm chính vẫn là sữa mẹ sau 6 tháng tuổi
(2) rất chậm lên cân vì ti vặt thường sẽ không đói và không hợp tác chuyện ăn dặm nên tổng năng lượng sinh lý một ngày không đủ.
Mình đã tư vấn lại cho mẹ bé trong 1 tháng đó như sau:
(1) Chọn loại sữa công thức mà con hợp tác nhất (trước đó mẹ dùng loại A, nhưng sau nghe quảng cáo loại B tốt hơn, mắc hơn… nên đổi sang và bé bất hợp tác từ đó). Thế là bác khuyên quay lại sữa A đi, mắc hơn không có nghĩa tốt hơn, quan trọng hợp
(2) Cố gắng cân bằng sữa mẹ : sữa công thức tỷ lệ 1:1.
(3) Bổ sung sắt (liều điều trị)
(4) Không cho bé bú trước khi ăn dặm khoảng 1-2 tiếng, để bé tự khám phá thức ăn và mẹ cũng nói chuyện với bé, giới thiệu từng món ăn với bé và xem phản ứng của con.
(5) Gửi mẹ một số tài liệu và website của bệnh viện nhi đồng mẹ tham khảo cách tính năng lượng và một số thực đơn cho con.
…
Sau 1 tháng, hôm nay bé quay lại với cân nặng 8kg lúc 11 tháng tuổi và tình trạng thiếu máu cải thiện rõ rệt!
Sữa mẹ vẫn là quan trọng nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu như không có loại sữa nào có thể thay thế được sữa mẹ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ trong sữa mẹ có một số chất rất ít (sắt, vitamin D…) nên mẹ cần lưu ý bổ sung cho con khi bé bước qua giai đoạn ăn dặm.
Nhiều bố mẹ hiện nay chỉ đơn thuần nấu cho bé ăn dặm mà chưa đánh giá xem nồi cháo hiện tại đã đủ các nhóm chất chưa. Thường sai lầm là quá ít chất béo, thiếu chất xơ, nhiều tinh bột, lượng nước trong chế độ ăn không đủ gây táo bón…khi chuyển qua ăn dặm.
Hy vọng sau bài này, các bố mẹ quan tâm hơn về vấn đề cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn cho các bé từ sau 6 tháng tuổi và tìm hiểu xem bản thân có đang sai sót gì trong chế độ nuôi con không để điều chỉnh kịp thời.
Vậy nhé
Nguồn tham khảo:
[1] https://www.ouh.nhs.uk/…/leaflets/files/14412Panaemia.pdf
[2] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/
[3]https://www.who.int/…/ida_assessment_prevention_control…
[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Breast_milk
[5] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4375689/
[6] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26404445/
MỤN RỘP SINH DỤC (GENITAL HERPES) NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất, mang tính nguy hiểm bởi khả năng lây nhiễm cao trong cộng đồng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào có thể […]
Rối Loạn Cương Dương Là Gì? Có Chữa Được Không?
Rối Loạn Cương Dương vẫn đang là vấn đề rất nhiều người còn băn khoăn, thậm chí là hiểu sai về nó hay nói đúng hơn là quy chụp nó là Yếu Sinh Lý. Thật ra điều này là sai hoàn toàn, Rối Loạn Cương Dương đơn giản chỉ là một trong rất nhiều biểu […]
QuayThuocTay.Net – Mua Thuốc Online Chính Hãng
Hàng Ngàn Đầu Thuốc Được Giới Thiệu Tại Đây