Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ bầu cần biết

Bạn mang thai lần đầu và còn rất nhiều bỡ ngỡ? Bạn không biết em bé trong bụng mình phát triển như thế nào trong suốt 9 tháng 10 ngày? Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của thai nhi trong bài viết sau nhé!

Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Có nhiều cách để tính tuổi thai nhi khác nhau. Tuy nhiên cách phổ biến nhất là tính theo chu kỳ kinh, tức là ngày đầu kỳ kinh cuối được tính là ngày đầu của thai nhi. Và để tính các giai đoạn phát triển của thai nhi người ta cũng sẽ tính cả giai đoạn này. Theo đó các giai đoạn phát triển cụ thể của thai nhi sẽ diễn ra như sau.

Tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên, sau khi tinh trùng thâm nhập vào tử cung thì tế bào trứng sẽ được thụ tinh trong khoảng 12 – 24 giờ đồng hồ. Trong những ngày tiếp theo trứng đã được thụ tinh sẽ diễn ra quá trình phân chia thành vô số tế bào đồng thời di chuyển dần xuống ống dẫn trứng. Sau đó thâm nhập sâu dần vào lớp niêm mạc tử cung.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng đầu tiên

Sự phát triển của thai nhi ở tháng đầu tiên

Sau khi trứng được thụ tinh đã nằm bên trong lớp niêm mạc tử cung thì sẽ phát triển thành phôi thai. Đồng thời sản sinh ra hormone hCG – dấu hiệu đặc trưng khi mang thai. Ngoài ra lúc này nhau thai cũng dần được hình thành và phát triển song song với phôi thai.

Tháng thứ 2

Lúc này phôi thai chính thức được hình thành. Kích thước phôi thai lúc này chỉ là một chấm nhỏ. Sang tuần thứ 6 kích thước phôi thai sẽ bằng khoảng hạt táo tây. Hình dạng trông như con nòng nọc, hệ tuần hoàn cũng bắt đầu được hình thành.

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 2

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 2

Ở tuần thai thứ 7, thai nhi bắt đầu hình thành một số bộ phận như mũi, miệng, tai, ruột, não bộ. Ống tim của thai cũng được hình thành và nếu bạn siêu âm có thể nghe thấy nhịp tim của bé đập. Kích thước của bé bằng khoảng 1 hạt đậu.

Sang đến tuần thứ 8 thai nhi phát triển một cách nhanh chóng và kích thước đã lớn gấp đôi so với tuần thứ 7. Chân tay bé bắt đầu được định hình, kích thước thai có chiều dài khoảng 1,6cm tương đương như 1 quả việt quất.

Tháng thứ 3

Thai nhi đã có hình dáng giống con người và bắt đầu có những chuyển động nhỏ. Hình thành các ống thần kinh đầu tiên, phổi dần dần phát triển. Đến tuần thứ 10 thì đuôi đã biến mất, kích thước thai nhi lúc này bằng quả anh đào.

các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 3

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 3

Tuần thứ 11 các bộ phận như tay, ngón tay, ngón chân đã được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên da của bé còn hơi mờ, phần tai ngoài được hình thành, móng tay, móng chân cũng đang dần phát triển. Đến tuần 12 thì các cơ quan, bộ phận đã gần như phát triển toàn diện. Thai nhi đã có những cử động chậm như vươn người, đá nhẹ. Kích thước thai nhi sau tháng thứ 3 đã lớn bằng quả chanh, nặng khoảng 25g, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 8,7cm.

Tháng thứ 4

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 4

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 4

Bạn đã có thể nghe được nhịp tim của bé qua dụng cụ chuyên dụng. Các bộ phận đã được hình thành rõ kể cả lông mày, mí mắt, lông mi hay tóc, móng tay…. Hệ thần kinh của em bé cũng bắt đầu hoạt động, cơ quan sinh dục cũng đã phát triển đầy đủ. Do đó tháng thứ 4 bạn có thể biết được mình sinh con trai hay con gái. Kích thước thai nhi lúc này nặng khoảng 180 – 200g và chiều dài khoảng 14,2cm.

Tháng thứ 5

các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 5

Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 5

Ở giai đoạn này bé đã bắt đầu có những cử động mạnh hơn và mẹ có thể cảm nhận được rõ ràng hơn những cử động này. Lớp lông tơ bắt đầu hình thành để bảo vệ thai nhi trong thời gian nằm trong bụng mẹ.  Lông mày bé đã bắt đầu đậm nét hơn tuy nhiên màu mắt vẫn chưa rõ. Về kích thước cơ thể lúc này dài khoảng 25cm và nặng khoảng 300g.

Tháng thứ 6

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 6

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 6

Bước sang tháng thứ 6, lúc này thai nhi khoảng 24 tuần tuổi và tai đã có thể nghe được nhiều âm thanh hơn.  Da của bé vẫn còn khá mỏng, mắt của bé đã bắt đầu có thể đóng mở. Tóc của bé bắt đầu mọc và có màu sắc rõ ràng. Kích thước cơ thể hoảng 35cm và nặng khoảng 660g.

Tháng thứ 7

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 7

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 7

Giai đoạn này não và hệ thần kinh đã phát triển nhanh hơn và bé có thể cảm nhận được khá rõ âm thanh, mùi bị. Phổi bắt đầu hoạt động, mắt có phản ứng với ánh sáng và bóng tối. Lông tơ không còn, da bắt đầu tích tụ mỡ hệ tiêu hóa hoạt động và xương cứng cáp hơn. Tuy nhiên hộp sọ vẫn còn mềm. Kích thước thai nhi lúc này đạt khoảng 38cm – 41cm và nặng khoảng 900 – 1.350g.

Tháng thứ 8

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 8

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 8

Em bé của bạn đã có những cử động mắt linh hoạt như mở, nhắm, mấp máy, nheo mắt. Lượng mỡ trên cơ thể bé tiếp tục phát triển, cơ thể bé chuyển động nhiều hơn. Kích thước thai nhi lúc này khoảng 46cm và nặng khoảng 2,3kg.

Tháng thứ 9

Các giai đoạn phát triển của thai nhi - tháng thứ 9

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 9

Ở tháng thứ 9 thai nhi vẫn tiếp tục hoàn thiện các cơ quan để sẵn sàng cho sự chào đời. Phổi của bé gần như đã trưởng thành hoàn toàn và bé cũng đã có nhiều phản xạ hơn. Chẳng hạn như chớp mắt, xoay đầu, nắm tay lại khi có các yếu tố tiếp xúc như âm thanh, ánh sáng.

Em bé lúc này cũng dần quay đầu xuống dưới để chuẩn bị chào đời. Cân nặng em bé lúc này khoảng 2,8 – 3,5kg. Thông thường ngày dự sinh sẽ ở khoảng tuần 41, 42 của thai kỳ.

Vì sao cần nắm rõ các giai đoạn phát triển của thai nhi

Việc trang bị kiến thức khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt là việc nắm được các giai đoạn phát triển của thai nhi bởi vì:

  • Có thể xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn. Biết ăn gì, bổ sung gì cho cơ thể là tốt cho bé.
  • Mẹ có thể xây dựng cho mình chế độ nghỉ ngơi thư giãn phù hợp với khả năng hoạt động của thai nhi theo từng giai đoạn.
  • Mẹ biết làm gì và không nên làm gì thì tốt cho em bé theo từng giai đoạn khác nhau.
  • Tránh được những tác động không tốt tới sự phát triển của em bé.
  • Phát hiện được sớm những bất thường để có thể xử lý kịp thời tránh được những biến chứng xấu xảy ra.
  • Chuẩn bị  tốt hơn cho quá trình vượt cạn sau này được thuận lợi nhất.

Trên đây là thông tin về các giai đoạn phát triển của thai nhi mà chị em có thể tham khảo. Hy vọng sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của em bé trong bụng. Qua đó có thêm những kiến thức để thai kỳ được khỏe mạnh, thuận lợi nhất.

  • ngộ độc thực phẩm

    Ngộ độc thực phẩm là gì ?Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lí

    Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn được bán tràn lan trên thị trường đã và đang khiến không ít người bị ngộ độc . Tuỳ vào trường hợp mà mức biểu hiện có thể khác nhau và thậm chí có thể gây tử vong nếu bạn không biết cách xử lí kịp thời. Trong […]

  • hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng

    HƯỚNG DẪN THEO DÕI SAU TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM

    Hầu như các trạm tiêm chủng hiện nay đều có tờ rơi hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng. Nhưng mình thấy nhiều bố mẹ quên mang theo về để rồi khi về nhà thì bé sốt lên và lúng túng chẳng biết làm sao. Là một bác sĩ thường tư vấn tiêm chủng cho […]

  • Hội chứng stockholm và những điều bạn cần biết

    Hội chứng stockholm là gì? Những điều bạn cần biết về hội chứng này

    Hội chứng stockholm là một trong những trạng thái tâm lý xảy ra ở những người từng bị bắt cóc. Hoặc những người nằm trong dạng quan hệ gần gũi với những người thường xuyên có hành động xúc phạm, đánh đập hoặc hành hạ tâm lý, thể xác người khác. Để hiểu rõ hơn […]

  • Vì sao nên dùng vitamin tổng hợp cho bà bầu?

    Có một thai kỳ khỏe mạnh luôn là mong muốn của tất cả mẹ bầu. Để làm được điều ấy không chỉ cần mẹ bầu có lối sống lạnh mạnh mà còn cần bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất cùng các chất dinh dưỡng khác. Một trong những điều mà các mẹ bầu […]

  • Enzyme là gì? Hiểu đúng để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất

    Có thể từ enzym không còn xa lạ với mỗi người. Tuy nhiên hiểu được vai trò của nó như thế nào đối với sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây. Enzyme là gì? Enzym […]

  • Nội dung khám sức khỏe xin việc bao gồm nhiều mục khác nhau

    Khám sức khỏe xin việc và những điều bạn cần lưu ý

    Khám sức khỏe là điều kiện tiên quyết mà mỗi người đều cần thực hiện khi muốn đi xin việc. Một số công ty có thể thực hiện thăm khám trực tiếp. Tuy nhiên đại đa số là bạn sẽ phải tự đi khám và nộp lại giấy khám sức khỏe cho công ty mà […]

  • Hội chứng patau và những ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi mà mẹ nên biết

    Hội chứng patau là một trong những dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Tuy là khá hiếm gặp nhưng việc trang bị các kiến thức về bệnh là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về hội chứng này mà bạn đọc có thể tham khảo. Những thông tin […]

  • Tìm hiểu về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

    Tìm hiểu về bệnh lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế

    Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh rối loạn tâm thần. Nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, đến hành vi của người mắc bệnh. Đây là một trong những rối loạn tâm lý đáng sợ và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Để hiểu rõ hơn về rối loạn này mời bạn […]

               QuayThuocTay.Net – Mua Thuốc Online Chính Hãng

Hàng Ngàn Đầu Thuốc Được Giới Thiệu Tại Đây

   QuayThuocTay.Net - Thuốc Thật - Giá Trị Thật
Gửi Đơn Thuốc
0986705111